Tin vivu

Nếu ở bên nhau mà không còn tình cảm vậy chúng ta nên dựng lại hay cố gắng tiếp tục mối quan hệ rạn nứt này? hiện tại chúng ta đã có khoảng cách em sợ tương lai không còn chúng ta

nen-dung-lai-hay-tiep-tuc-moi-quan-he-chap-va-nay

Contents

Những dấu hiệu cần chấm dứt ngay mối quan hệ của bạn

Nếu ở bên một người lúc nào cũng khiến bạn cảm thấy mình có lỗi và thấp kém, hãy rời khỏi họ.

Bạn không được là chính mình khi ở bên người kia

Khi ở bên “một nửa” thực sự, bạn không phải giả vờ về mọi thứ. Bạn có thể thể hiện sự ngốc nghếch hay cau có mà không hề cảm thấy áy náy về điều đó. Bạn có thể thoải mái sống với người kia như khi ở một mình.

Nếu ở trong một mối quan hệ mà bạn luôn phải đeo mặt nạ hay sống như cách người khác muốn thì nên kết thúc sớm.



Bạn đã trải qua nhiều đau khổ trong quá khứ

Bạn bị kiểm soát thái quá

Vợ hay chồng luôn theo dõi, lục soát các cuộc trò chuyện qua điện thoại, mạng xã hội, email, muốn bạn phải chia sẻ tất cả với họ, thậm chí yêu cầu bạn phải công khai cả các hóa đơn mua bán. Người đó chỉ giả vờ yêu và quan tâm tới bạn thôi. Thực tế, họ đang muốn kiểm soát đời bạn và đó là một dạng bạo hành tinh thần, xâm phạm không gian riêng tư. Đây là điều không thể chấp nhận trong một mối quan hệ.

Bạn sống trong sự cô lập

Người bạn yêu đang cố tình cô lập bạn khỏi bạn bè, người thân, cấm bạn dùng điện thoại, xe cộ hay thậm chí ngăn bạn tìm việc? Đây đều là các dấu hiệu cảnh báo trong mối quan hệ. Nó là một dạng bạo hành có thể dẫn tới sự phụ thuộc về tâm lý và kinh tế của bạn vào vợ hay chồng mình.

Bạn không hạnh phúc trong mối quan hệ đó

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau khổ, khó chịu, căng thẳng hay thậm chí nặng gánh, đó là dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất cho thấy bạn đang ở trong một mối quan hệ nên kết thúc.

Hãy thành thật với bản thân và thừa nhận những cảm xúc của mình. Cố gắng tìm ra xem những “cái lợi” mà mối quan hệ đó mang lại cho bạn. Chẳng hạn, nó cứu bạn khỏi nỗi sợ cô đơn hay bạn quá lo phải tự nuôi sống bản thân và thích phụ thuộc tài chính, cảm xúc vào bạn đời?

Tham khảo nhiều bài viết tại blog tâm sự của TIN VIVU

Có câu “người cũ còn thương tình cũ còn vương”

Chúng ta đã chia tay rồi thì làm gì có sau này

Thanh xuân em từng có anh! quá khứ chúng ta từng là của nhau

Lựa chọn độc thân là để tìm đúng người

Người ấy không thể kiểm soát được những cơn giận nhất thời

Đôi khi, ngay cả người rất bình tĩnh cũng có lúc nổi điên nhưng nếu hành động này lặp đi lặp lại ở một người lại là chuyện khác. Nếu vợ hay chồng bạn dễ nổi đóa, đặc biệt khi tình huống không tới mức quá căng thẳng, thì mối quan hệ rất dễ gặp nguy.

Không thể điều khiển được những cơn tức giận bốc đồng luôn dẫn tới bạo hành về thể chất, kinh tế hay cảm xúc.



Bạn đã trải qua nhiều đau khổ trong quá khứ

Người kia ghen tuông thái quá

Người ấy luôn gây sự trước đám đông, kiểm soát mọi cuộc gọi và việc sử dụng mạng xã hội của bạn. Bạn phải nhận ra rằng đó không phải là tình yêu mà là một sự lạm dụng và đừng phớt lờ dấu hiệu này.

Người kia luôn coi thường giá trị và những thành tựu của bạn

Đến lúc nên kết thúc nếu bạn thường xuyên nghe vợ hay chồng nói rằng bạn chỉ là một kẻ tầm thường với những thứ đạt được cũng chẳng đáng gì. Họ đang cố khiến bạn tin rằng mình sẽ chẳng được ai trân trọng, nhưng điều tệ hơn là khi nghe mãi những lời đó, có lúc bạn sẽ tin nó là thật. Rõ ràng anh hay cô ta thiếu tự tin vào bản thân và đang cố nâng mình lên bằng cách hạ người khác thấp xuống.

Tương lai mờ mịt

Đâu là nền tảng chính cho một mối quan hệ? Cả hai đều cảm thấy tự tin, an toàn và nhìn về phía trước với những dự định cho tương lai chung. Tất cả khác xa với một mối quan hệ mù mịt: Bạn thậm chí chẳng biết vài tháng, vài năm tới sẽ ra sao và chỉ đang cố gắng tìm một cái cớ nào đó cho việc tại sao hai người vẫn ở bên nhau.

Trong một mối quan hệ mập mờ, nên dừng lại hay tiếp tục?

nen-dung-lai-hay-tiep-tuc-moi-quan-he-chap-va-nay

Mình quen anh này gần 2 tháng, chúng mình ngày nào cũng nhắn tin với nhau. Do biết đến nhau cũng khá lâu rồi, với cũng biết trong một lần tham gia khóa tu ở chùa, rồi về kết bạn Facebook, cũng bình luận vào bài của nhau các kiểu, rồi nhắn tin. Và hình như mình cũng thích anh ấy lúc nào không hay. Kiểu như anh này cũng là trưởng nhóm mấy đội tình nguyện, cũng đi chùa, học Pháp các kiểu nên mình nghĩ là người tốt, chắc cũng sẽ đối xử với mình tốt thôi.

Cũng gọi là yêu nhau rồi, nhưng mình ở quê anh í ở Hà Nội, thì gần đây mình cũng mới lên Hà Nội đi làm. Hôm đầu tiên chúng mình gặp nhau là anh í bảo đến đón anh í do uống say không đi xe về được và mình cũng đi. Chuyện sẽ không có vấn đề gì khi mà 12h đêm mình không về được phòng do chị họ đã đi ngủ, mình chở anh í về nhưng bảo giờ về nhà anh ngủ cũng ngại bạn bè anh. Thế là mình không suy nghĩ gì mà vào nhà nghỉ ngủ, ừ thì mình cũng nghĩ không cho chắc làm được gì. Thế nhưng, giống kiểu anh í đã lên kịch bản chuẩn bị sẵn rồi lừa mình, và mình bị lừa thật.



Bạn đã trải qua nhiều đau khổ trong quá khứ

Thế nhưng, đàn ông mà khi họ có được rồi thì họ không chiều mình như trước nữa. Giờ mình cảm thấy cực kỳ hối hận. Mọi người cho mình lời khuyên có nên tiếp tục mối quan hệ này không

Tại sao ta không thể quyết định dứt khoát?

Khi các bạn đọc bài viết này mà cảm thấy có gì đó liên hệ tới bản thân, có lẽ mối quan hệ của các bạn với đối phương đang có điều gì đó lấn cấn. Và điều mà phần lớn chúng ta đều làm khi gặp những tình huống thế này là cân đo đong đếm mặt lợi và hại của hai khả năng.

Vấn đề ở chỗ, cách thức liệt kê này chỉ có thể cân được hộp sữa và hộp đường, chứ không thể áp dụng để cân những thứ không cố định – tình cảm. Có thể hôm nay việc anh ta hắt xì là việc đáng yêu, nhưng ngày mai ta lại thấy đó là vô duyên. Có thể ta liệt kê ra cả đống những điểm ta không hài lòng về cô ấy, bên cột ưu điểm chỉ có một, và ta lại tự huyễn hoặc bản thân rằng “Cái một này đủ để bù đắp cho chục cái kia”. Vì vậy, việc chỉ ra mặt lợi và hại ở đây chỉ làm ta thêm rối thêm, bởi mỗi lần chúng ta cân lại cho ra kết quả khác nhau, thậm chí những thứ để cân cũng thay đổi không ngừng.

nen-dung-lai-hay-tiep-tuc-moi-quan-he-chap-va-nay

Bạn phải tự quyết định cho bản thân

Việc ra đi hay tiếp tục ở lại hoàn toàn là quyết định của bạn. Đừng hy vọng bạn bè hay bố mẹ hay người bạn tin tưởng nhất, kính nể nhất sẽ cho bạn một lời khuyên rõ ràng, bởi rất có thể lời khuyên đó đã bị ảnh hưởng bởi những định kiến của người ta về đối phương của bạn. Những câu hỏi dưới đây chỉ định hướng cho bạn đi tới quyết định sáng suốt nhất. Tôi khuyến khích các bạn đọc hết các câu hỏi, ngay cả khi bạn có thể sẽ tìm được ngay câu trả lời ở câu hỏi đầu tiên.

Câu hỏi 1: Hãy nhớ về khoảng thời gian mà mối quan hệ của bạn và đối phương ở trạng thái tốt nhất.

Nhìn vào đó, hãy nghĩ kĩ xem liệu mọi thứ khi đó đều rất tốt đẹp không? Nếu, khi mối quan hệ của hai bạn ở điểm thăng hoa nhất, mà mọi thứ giữa hai người vẫn cảm thấy có gì đó không đúng, hoặc hai bạn vẫn có những điểm không hòa giải được, có lẽ bạn nên ra đi.



Bạn đã trải qua nhiều đau khổ trong quá khứ

Câu hỏi 2: Nếu người bạn kính nể nhất nói với bạn rằng không có gì sai hay xấu hổ nếu chia tay, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều không?

Nếu bạn cảm thấy thở phào như trút bỏ được gánh nặng bao lâu nay khi có ai đó nói với bạn rằng, việc ra đi là việc hoàn toàn bình thường, rất có thể bạn sẽ sống hạnh phúc hơn khi chia tay. Có một số trường hợp đặc biệt, họ không cảm thấy thở phào, cũng không cảm thấy nặng nề hơn, mà dường như họ mong đợi câu trả lời từ đáng tối cao kia là “Không được chia tay!”. Điều này xảy ra khi bạn đặt quá nhiều hy vọng và đầu tư quá nhiều thời gian, công sức, tuổi trẻ hay những thứ khác vào mối quan hệ này, tới mức bạn nghĩ rằng nếu mất nó, bạn sẽ trắng tay và không làm được gì khác nữa. Đừng để sự tiếc nuối hay mộng tưởng kia làm mờ mắt bạn. Nếu một mối quan hệ đáng để ở lại, thì bản thân nó phải đáng để ở lại, chứ không phải vì bạn muốn nó đáng để ở lại.

Câu hỏi 3: Khi được yêu cầu trả lời thật lòng, bạn có ngay lập tức nói rằng người yêu bạn là một người tốt, thông minh, ưa nhìn và không quá bẩn?

Nếu bạn có thể ngay lập tức nói bạn cảm thấy người yêu bạn là một người tốt bụng, thông minh (dù chỉ ở mức độ vừa phải cũng được), trí óc ổn định (không bị tâm thần), không xấu và không có mùi khó chịu (mùi cũng quan trọng lắm nhé), thì bạn chưa tới nỗi phải ra đi. Bạn đã tìm được một người đạt phần lớn các tiêu chí của một “đối tượng giao phối chuẩn mực”.

Câu hỏi 4: Những tham vọng hay ước muốn dù nhỏ nhất của bạn có bị người kia vùi dập, phản đối hay không?

Khi bạn đạt được bạn muốn, bạn có phải trải qua cả 1 quá trình đấu tranh với người kia, vất vả tới mức bạn cảm thấy thành tựu của mình không đáng để chịu đựng từng đó khổ cực không? Một người ngăn cản sự phát triển của bạn vì bất cứ lý do gì không thể là một người yêu bạn thực sự. Nhưng cũng hãy cẩn thận với câu trả lời này. Có những trường hợp, người được phỏng vấn trả lời rằng “Anh ấy rất yêu tôi, không muốn rời xa tôi nên mới nằng nặc không cho tôi đi du học. Đó chẳng phải là dấu hiệu của tình yêu đó sao?” Không, đó là dấu hiệu của việc đặt lòng ích kỉ cá nhân lên lợi ích của người khác. Nếu người đó yêu bạn thực sự, họ sẽ ủng hộ việc bạn đón lấy mọi cơ hội tốt nhất đến với bạn.

Câu hỏi 5: Mỗi khi đối phương của bạn nói ra điều gì đó, bạn có thường cảm thấy trong lời nói của người đó có chút gì đó không đáng tin tưởng không?

Đồng ý rằng, có những lời nói dối là vô hại, được dùng với mục đích tốt. Nhưng nếu tới mức, nhặt bất kỳ lời nói nào của đối phương, cho bạn đặt cược rằng người đó đang nói dối hay nói thật, bạn sẽ luôn đặt nói dối, thì rõ ràng bạn đang có một lỗ hổng lớn về niềm tin đối với người còn lại.



Bạn đã trải qua nhiều đau khổ trong quá khứ

Câu hỏi 6: Bạn có sẵn sàng cho đi nhiều hơn những gì bạn vẫn đang cho đi mà không mong đợi nhận lại không?

Dù đôi khi bạn có thể cảm thấy bị tổn thương hay bị lợi dụng, nếu bạn luôn sẵn sàng cho đi thật nhiều mà không mong đợi nhận lại gì từ đối phương, rất có thể gốc rễ của tình yêu vẫn còn vững vàng trong mối quan hệ của hai bạn. Ngược lại, nếu bạn chỉ cho đi khi đã nhận lại, có mong đợi hoặc nhận được lời hứa sẽ được nhận lại, đó là Hợp đồng tình yêu mất rồi.

Câu hỏi 7: Nếu đặt những điểm tốt mà không những bạn mà cả những người khác cũng thấy ở đối phương, và đặt cả những khi hai bạn có mâu thuẫn nhất thời sang một bên, bạn có thực sự thích đối phương không? Và đối phương có thực sự thích bạn không?

“Thích” ở đây có thể hiểu là cảm thấy thoải mái và hạnh phúc khi ở bên. Giống như tình bạn vậy (tình yêu được xây dựng từ nền tảng tình bạn có độ bền vững cao hơn). Đành rằng giai đoạn đầu ai cũng có thể có chút căng thẳng, ngượng ngùng, nhưng sau một thời gian, nếu bạn cảm thấy bản thân mình được chính là mình, vui vẻ, cười đùa nhiều khi ở bên họ, đó là khi bạn thích họ. Nhiều người nhầm lẫn sự ngưỡng mộ với tình yêu. Sự ngưỡng mộ sẽ khiến không chỉ giai đoạn đầu, mà cả thời gian về sau khi hai bạn đã quen nhau rất lâu rồi, bạn vẫn luôn phải gồng mình lên để cố gắng xứng đáng với người kia. Bạn không dám làm điều bạn muốn làm vì sợ người kia đánh giá mình. Bạn cảm thấy ngộp thở, căng thẳng, tuyệt đối không muốn sai sót khi ở bên người kia, giống như bạn đang ngồi cạnh một giám thị trong giờ kiểm tra vậy. Một hiểu nhầm khác thường gặp là khi hai người có chung một sở thích hoặc một điều gì đó mà cả hai người đều rất quan tâm. Điểm chung này dễ khiến hai người ngộ nhận một tình yêu, trong khi về mặt cá nhân, hai người lại không thực sự thích nhau.
Vế thứ hai của câu hỏi, là đối phương có thực sự thích bạn không? Rõ ràng chúng ta không thể nào đọc được suy nghĩ của đối phương, nhưng chúng ta có thể cảm nhận được điều này từ những hành động của họ. Người đó có luôn cố gắng thay đổi con người bạn theo ý của người đó không? (Điều này khác với việc muốn góp ý xây dựng để mong bạn trở thành một con người hoàn thiện hơn theo cách của riêng bạn). Người đó có những hành động làm bạn cảm thấy người đó thích con người bạn, ngay cả những lúc bạn ngớ ngẩn nhất không? Tóm gọn lại cho câu hỏi này là: không có tình “thích” thì không có tình yêu.

Câu hỏi 8: Hai người bạn có muốn chạm vào người nhau, mong đợi được chạm vào nhau và luôn cố gắng để được chạm vào nhau không?

“Chạm” ở đây dao động từ hôn, ôm, chọc ghẹo, nắm tay, mát xa, đặt tay lên đùi đối phương, cho tới bất kỳ những đụng chạm nào khác, vô tình hay cố ý, gợi dục hay không gợi dục, xảy ra trong một mối quan hệ. Khi có sự va chạm vật lý, hai bạn cảm thấy thế nào? Bạn có muốn đối phương chạm vào mình nhiều hơn không? Bạn có cảm thấy nhớ nhung khi người bạn đời của mình dạo này ít chạm vào người mình không? Và người bạn đời của bạn, nếu lâu ngày không chạm vào bạn, bạn thấy người ấy có ổn không? Nếu một trong hai bạn đang cảm thấy không muốn chạm vào nửa kia, hoặc lâu rồi không chạm vẫn thấy ổn và không có nhu cầu chạm, bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn nếu bạn rời bỏ khỏi mối quan hệ này *Câu hỏi này cũng được mở rộng ra cho việc giao tiếp. Nếu bạn luôn hạn chế giao tiếp với đối phương, trừ những trường hợp buộc phải giao tiếp, điều đó cũng có nghĩa bạn không còn hào hứng với mối quan hệ này nưa rồi.



Bạn đã trải qua nhiều đau khổ trong quá khứ

Câu hỏi 9: Bạn có cảm thấy sức hấp dẫn về tình dục nơi đối phương không?

Nhiều người đọc tới đây cho rằng câu hỏi này là thực dụng, là ghê tởm. Thực sự, tình yêu không thể thiếu đi tình dục, bởi không tình dục là đi ngược lại với bản năng của giống loài: duy trì nòi giống. Và chưa một mối quan hệ nào không tình dục mà có thể bền lâu được cả. Câu hỏi này cũng không có ý nói về trình độ “giỏi giang” của đối phương trong việc làm tình, mà muốn nói tới sự hưng phấn, thèm muốn trong bạn mỗi khi bạn nhìn thấy đối phương. Nếu bạn luôn có sự khát khao cơ thể của đối phương, một niềm khát khao mà bạn không thể có với bất kỳ ai khác, tốt hơn là bạn nên ở lại.

Câu hỏi 10: Bạn đã từng thử bỏ qua, lờ đi hay không khó chịu với những điểm từ đối phương khiến bạn cảm thấy muốn rời đi chưa? Bạn có thể làm được điều đó trong thời gian dài không?

Ai cũng có nhược điểm, và rất có thể một hay nhiều nhược điểm này trái với những giá trị mà bạn coi trọng. Nếu bạn có thể bỏ qua nó, ngó lơ coi như không có, hoặc học được cách chấp nhận và đối mặt với nó mà không còn thấy khó chịu nữa trong một thời gian dài, mối quan hệ của bạn vẫn còn đủ tốt đẹp để ở lại. Nếu điều ngược lại xảy ra, tốt nhất bạn nên đi, nếu không, những giá trị làm nên con người bạn sẽ bị bẻ cong trước nhược điểm của người kia, và bạn sẽ dễ bị stress bởi không được sống đúng với con người mình.

Một mối quan hệ nên dừng lại
Stt nên bước tiếp hay dừng lại
Mình nên dừng lại
Chẳng thể biết ta nên dừng lại hay đi tiếp
Nên chia tay hay tiếp tục
Khi nào nên dừng lại trong tình yêu
Stt dừng lại
Có nên bước tiếp hay dừng lại

Kết nối nhanh với chúng tôi

https://www.facebook.com/shopmyphamtaidanang
https://www.allmyfaves.com/tinvivudanang
https://padlet.com/tinvivudanang/tinvivu
https://trello.com/b/A0azm7xE/tin-vivu
https://vk.com/tinvivu
https://www.pinterest.com/tinvivu
https://twitter.com/tinvivudanang
https://tinvivu.tumblr.com
https://www.diigo.com/profile/tinvivu