Tin vivu

Một đôi môi đẹp sẽ khiến bạn trở nên thật quyến rũ. Tuy nhiên, thật đáng lo lắng khi bỗng dưng một ngày đôi môi trở nên sưng tấy làm bạn mất tự tin. Cùng đọc qua bài viết này để hiểu rõ về nguyên nhân khiến môi của bạn bị sưng và biết được cách khắc phục chúng nhé!

Contents

Điều gì gây sưng tấy ở môi và cách điều trị tình trạng này

Ba điều có thể khiến môi bị sưng tấy:

nguyen-nhan-bi-sung-moi-va-cach-khac-phuc-tot-nhat

Chấn thương trực tiếp vùng miệng

Nướu, lưỡi và môi có rất nhiều nguồn cung máu, và da phần môi của bạn rất mỏng. Nếu một vật đập mạnh vào miệng bạn, chẳng hạn như một quả bóng được ném từ xa, sẽ khiến máu dồn đến khu vực đó, gây ra hiện tượng sưng tấy. Do lưu lượng máu cao nên khu vực này có thể bị chảy nhiều máu.

Dù phần môi nào của bạn bị sưng, bạn đều có thể ngậm kem đá hoặc đá viên để làm giảm sưng. Bạn cũng có thể chườm túi đá lạnh lên khu vực đó ít nhất từ 10-15 phút cứ mỗi 1-2 tiếng trong ít nhất 24 giờ sau chấn thương. Hãy nhớ đặt lịch khám khẩn cấp với nha sĩ để đảm bảo rằng chấn thương không gây ảnh hưởng tới răng của bạn.



Dị ứng

Phản ứng dị ứng có thể gây ra sưng tấy môi. Một phản ứng dị ứng phổ biến được gọi là phù mạch, gây ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn của da. Sưng và tấy đỏ quanh môi, má và mắt là dấu hiệu điển hình của tình trạng phù mạch. Nếu bạn bị phản ứng dị ứng nhẹ, bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng thuốc kháng sinh histamine không kê đơn. Nếu bạn bị dị ứng với thức ăn hoặc thuốc gây phù mạch, triệu chứng sưng tấy môi của bạn có thể là dấu hiệu ban đầu của phản ứng dị ứng hoặc phản vệ. Bạn cần phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu cảm thấy sưng tấy trở nên nghiêm trọng hơn hoặc gặp khó khăn khi hít thở.

Nhiễm trùng

Viêm môi là một tình trạng liên quan đến môi bị sưng viêm. Đây có thể là tình trạng cấp tính hoặc mạn tính. Viêm môi do vi-rút chủ yếu là do vi-rút herpes simplex loại 1 gây ra. Nhiễm trùng herpes ban đầu ảnh hưởng đến môi trong hầu hết các trường hợp, biểu hiện qua cụm mụn rộp xung quanh vùng miệng. Thường có cảm giác bỏng rát đi kèm.

Mặc dù thuốc gây tê không kê đơn cũng có thể làm giảm bớt tình trạng mụn rộp, nhưng mụn rộp herpes thường có thể tự khỏi trong khoảng từ 1 đến 2 tuần.

Các biểu hiện của môi dị ứng trong các trường hợp là:

nguyen-nhan-bi-sung-moi-va-cach-khac-phuc-tot-nhat

  • Môi sưng đỏ, ngứa ngáy là biểu hiện của dị ứng thuốc, dị ứng thực phẩm, hóa chất…
  • Môi sưng, khô kèm theo nứt nẻ là biểu hiện của dị ứng mỹ phẩm.
  • Môi sưng do viêm mô tế bào: Viêm mô tế bào là một bệnh có khả năng gây nhiễm trùng da nghiêm trọng với các biểu hiện như sưng da, đỏ da kèm theo cảm giác nóng rát. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ vùng da nào trên mặt kể cả môi.
  • Môi sưng do thiếu oxy máu: Tình trạng thiếu oxy máu khiến môi sưng phồng có liên quan đến việc ngưng thở khi ngủ, do phản ứng dị ứng hoặc do côn trùng cắn. Nếu bạn kiểm tra không có bất kỳ vết loét hoặc trầy xước trên da mặt hoặc không phải do các thực phẩm bạn ăn trước khi đi ngủ có vấn đề thì chính là do chứng ngưng thở khi ngủ.

Thông thường, người bệnh thiếu oxy máu, thiếu máu thường có biểu hiện môi nhợt nhạt, tím tái. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để cải thiện lượng máu trong cơ thể.

  • Môi sưng do bệnh herpes miệng: Herpes miệng là bệnh do virus herpes simplex gây ra. Bệnh không chỉ gây ra tình trạng sưng môi mà còn kèm theo các vết loét lạnh ở các góc của môi hoặc miệng.



Nếu gặp phải các triệu chứng như môi sưng, nổi mụn rộp ở vùng quanh môi kèm theo mụn mủ và tình trạng chảy máu thì đây chính là dấu hiệu của bệnh lở môi do virus herpes gây ra. Bệnh có thể lây lan qua việc hôn, uống chung cốc nước, dùng chung son môi hoặc khăn mặt.

  • Sưng môi do tư thế ngủ: Tư thế ngủ cũng là một trong những nguyên nhân khiến môi tự dưng sưng lên bất thường. Nếu bạn ngủ ở tư thế gây áp lực cho môi thì sáng hôm sau thức dậy môi sẽ bị sưng lên.
  • Sưng môi do chấn thương: Các chấn thương do bị vật cứng va đập vào môi hoặc tai nạn cũng là nguyên nhân có thể làm môi sưng. Ngoài ra, có thể kể đến một số trường hợp khác như phẫu thuật môi, thủ thuật nha khoa, cắn môi, xỏ lỗ trên môi, dùng thức ăn nóng, chấn thương răng…
  • Sưng môi do tiêu thụ quá nhiều rượu: Sử dụng rượu quá nhiều có nguy cơ khiến mô cơ thể kể cả môi sưng lên một cách đột ngột. Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở những người dị ứng rượu, chỉ cần một vài giọt rượu là người có cơ địa dị ứng sẽ cảm thấy người ngứa ran kèm theo triệu chứng sưng môi.

Cách xử lý khi bị sưng môi

Để cải thiện tình trạng môi sưng phồng khó chịu, mọi người áp dụng các biện pháp như sau:

  • Kiểm tra và vệ sưng môi
  • Trước tiên, bạn nên đảm bảo vệ sinh thật kỹ vùng môi bị sưng bằng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ hoặc nước muối pha loãng. Dùng nước ấm vỗ nhẹ lên phần môi sưng nhưng không được chà mạnh để tránh gây tổn thương.
  • Tiếp đó hãy kiểm tra lưỡi và bên trong má. Nếu phát hiện có các tổn thương khác thì nên nhanh chóng đến thăm khám ở các bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân chính xác.​

Đa số trường hợp, sưng môi đi kèm với các vết xước và chảy máu, điều này làm cho người bị sưng môi gặp khó khăn khi ăn, uống và nói. Chị em có thể áp dụng các cách trị sưng môi dưới đây để nhanh chóng lấy lại đôi môi khỏe đẹp.

Cách trị sưng môi bằng nước ấm

Nước ấm là một cách hiệu quả để điều trị sưng môi. Nước ấm làm giảm sưng bằng cách thúc đẩy quá trình tuần hoàn. Cách này cũng giúp giảm đau do sưng ở môi.

Chuẩn bị: Nước ấm và một chiếc khăn sạch.

Cách làm

  • Ngâm chiếc khăn sạch vào nước ấm
  • Lấy ra và vắt khô để loại bỏ nước
  • Đặt khăn lên môi trong 8 đến 10 phút
  • Bạn có thể thực hiện cách này lặp lại sau 1 giờ nếu cần thiết.



Cách trị sưng môi bằng đá lạnh

Dùng đá lạnh là một trong những cách phổ biến nhất để điều trị sưng môi. Chườm đá giúp làm giảm chứng phù do giảm lượng máu tới vùng bị ảnh hưởng.

Chuẩn bị: 1, 2 tảng đá lạnh nhỏ và một chiếc khăn mềm sạch

Cách làm

  • Gói đá lạnh trong chiếc khăn và chườm nhẹ vào môi trong khoảng 8–10 phút.
  • Nghỉ 10 phút sau đó lại tiếp tục chườm.
  • Bạn có thể thực hiện cách này lặp lại sau vài giờ nếu cần thiết.
  • Chú ý: Không dùng đá lạnh trực tiếp vì có thể gây nên tê cóng hoặc đau nhức.

Cách trị sưng môi bằng chiết xuất cây phỉ

Cây phỉ được sử dụng rộng rãi như là chất làm se da để làm sạch và tẩy ra. Cây phỉ cũng có tác dụng giảm viêm và làm dịu chỗ sưng và các vùng da nhạy cảm ở môi.

Chuẩn bị: 1 thìa chiết xuất từ cây phỉ, 2 thìa muối, bông

Cách làm

  • Trộn muối với bột chiết xuất từ cây phỉ
  • Dùng bông chấm dịch trộn vào môi và để trong 30 phút
  • Rửa bằng nước lạnh
  • Bạn nên lặp lại 1, 2 lần để cho kết quả tốt nhất.

Cách trị sưng môi bằng mật ong

Chúng ta đều biết mật ong có khả năng làm lành vết thương và kháng khuẩn tự nhiên. Đó là cách nhanh chóng để làm giảm viêm vì có khả năng làm dịu ngứa hoặc phiền toái đi kèm với sưng môi.

Chuẩn bị: một thìa mật ong, bông hoặc gạc.

Cách làm

  • Nhúng một nhúm bông vào mật ong
  • Chấm trực tiếp vào vùng môi bị sưng
  • Giữ trong 20 phút sau đó rửa với nước lạnh
  • Bạn có thể lặp lại 2–3 lần mỗi ngày.

Cách trị sưng môi bằng bột nghệ

Bột nghệ có các hợp chất kháng viêm, chủ yếu là curcumin, chất này giúp giảm sưng. Chất này cũng có tác dụng khử trùng và có đặc tính chống viêm.

Chuẩn bị: 1 thìa đất sét hấp thụ dầu, bột nghệ, nước lạnh

Cách làm

  • Trộn bột nghệ với đất sét hấp thụ dầu và nước lạnh
  • Trộn đều và đắp lên vùng môi bị sưng
  • Sau đó để khô hoàn toàn
  • Rửa môi với nước ấm
  • Bạn nên lặp lại quá trình trên ngày 2 lần.



Cách trị sưng môi bằng dầu dừa

Dầu dừa là một chất trị các bệnh về da rất hiệu quả. Dầu dừa có tính năng kháng khuẩn nhờ đó có thể giúp đào thải các vi khuẩn, nấm hoặc virus có hại khi hấp thụ tất cả các chất bẩn trên lỗ chân lông. Đó cũng là cách làm dịu chỗ sưng và làm mềm da.

Chuẩn bị: dầu dừa

Cách làm

  • Bôi một vài giọt dầu dừa vào chỗ môi bị sưng
  • Để trong vài giờ
  • Nếu hiện tượng sưng không giảm bớt nhanh, có thể làm lại cách này.

tham khảo thêm

Những điều cần biết về xà bông thiên nhiên

Những cách makeup bằng son môi tuyệt với mà bạn nên biết

Kinh nghiệm đánh má hồng cho từng khuôn mặt

Cách trị sưng môi bằng tinh dầu tràm trà

Gel cây lô hội có thể được sử dụng để trị sưng môi, bạn có thể đạt kết quả tốt hơn nếu dùng kèm với tinh dầu tràm trà. Tinh dầu tràm trà có hợp chất kháng khuẩn mạnh, có thể giúp giảm sưng do nhiễm khuẩn hoặc côn trùng cắn một cách nhanh chóng.

Chuẩn bị: 1 thìa gel lô hội và một vài giọt tinh dầu tràm trà.

Cách làm

  • Thêm tinh dầu tràm trà vào gel lô hội và trộn đều
  • Bôi hỗn hợp này vào môi và massage nhẹ nhàng trong 1 đến 2 phút
  • Giữ 10–12 phút sau đó rửa bằng nước lạnh
  • Tùy thuộc vào hiệu quả giảm sưng, bạn có thể lặp lại 1 đến 2 lần mỗi ngày.

Cách trị sưng môi bằng muối epsom

Nước muối epsom ấm có thể làm mềm da và giảm đau. Nếu bạn có bất kỳ tổn thương nào ở môi, vết tổn thương này có thể được lành nhanh chóng nhờ dùng muối epsom. Công dụng của muối epsom cũng có thể làm giảm sưng do có đặc tính kháng viêm.

Chuẩn bị: Một thìa muối epsom, một cốc nước ấm và một chiếc khăn sạch.

Cách làm

  • Pha muối epsom trong nước
  • Nhúng khăn vào nước và chấm vào chỗ sưng môi trong 15 phút.
  • Bạn có thể lặp lại cách trên một vài lần cho đến khi bớt sưng môi.

Cách trị sưng môi bằng baking soda

Rất ít người biết công dụng của baking soda có thể chữa sưng môi tại nhà một cách hiệu quả. Nếu sưng môi do bị phồng rộp, dị ứng, bị côn trùng hoặc muỗi cắn thì bạn nên sử dụng baking soda. Đó là một chất vô trùng có khả năng kháng viêm và làm dễ chịu.

Chuẩn bị: 1 thìa baking soda, nước

Cách làm

  • Pha baking soda với nước
  • Chạm một miếng dày vào vùng bị sưng
  • Giữ trong 10 phút và sau đó rửa với nước lạnh
  • Bạn nên lặp lại quá trình trên sau 3 đến 4 giờ nếu không giảm sưng.



Cách trị sưng môi bằng lô hội

Lá cây lô hội hay còn gọi là nha đam được coi là mỹ phẩm làm đẹp của chị em, vừa giúp làm đẹp, lại vừa có đặc tính kháng viêm. Chất này giúp giảm cảm giác nóng rát ở môi và nhờ đó trị sưng môi. Nếu môi của bạn bị sưng do muỗi, côn trùng cắn hoặc phản ứng dị ứng thì chiết xuất lá lô hội tươi hoặc gel là cách rất tốt để trị sưng môi.

Chuẩn bị: một lá lô hội

Cách làm

  • Cắt mở lá lô hội và lấy phần gel ở bên trong.
  • Lấy một phần gel vào nhẹ nhàng thoa lên vùng môi bị sưng.
  • Giữ càng lâu càng tốt.
  • Bạn nên lặp lại quá trình trên ngày 2 lần.

Những biện pháp giảm sưng môi sau khi ngủ dậy hiệu quả

Theo đội ngũ bác sĩ y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc, người bệnh có thể làm giảm sưng môi hiệu quả bằng một số cách như sau:

Nhung-bien-phap-giam-sung-moi-sau-khi-ngu-day-hieu-qua

Cách 1 Bọc một viên đá trong tấm vải mỏng và chườm lên vết sưng để giảm viêm sưng môi, bạn nên tránh để đá tiếp xúc trực tiếp với môi vì sẽ dễ bị bỏng lạnh cho môi.

Cách 2 Rửa sạch môi và thoa mật ong lên môi để từ 10 – 15 phút để tăng khả năng kháng khuẩn và làm lành các vết sưng đỏ rất hiệu quả.

Cách 3 Chườm túi trà đen hoặc thoa trà đen đã lọc để nguội và được làm mát sẽ giảm tổn thương trên môi, giảm sưng, kháng viêm và kháng khuẩn.

Bên cạnh đó, bạn cần phải dưỡng ẩm môi thường xuyên bằng một số loại son dưỡng để tránh tình trạng khô và nứt nẻ môi.

Bạn nên thực hiện những phương pháp trên từ 1 – 3 lần trong ngày để đạt hiệu quả tối ưu. Nếu như tình trạng sưng môi vẫn tiếp tục tái phát và ngày càng nặng hơn thì bạn nên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để điều trị kịp thời.

Trên đây là chia sẻ của TIN VIVU về nguyên nhân và cách làm giảm sưng môi trên sau khi ngủ dậy. Hy vọng bạn sẽ mau chóng khỏi bệnh và sớm khỏe lại nhé!

Truy cập TIN VIVU để đọc nhiều bài viết hay hơn hoặc truy cập trực tiếp danh mục blog làm đẹp

Tự nhiên bị sưng môi trên
Tự nhiên sưng môi
Tự nhiên bị sưng môi dưới
Môi trên bị sưng 1 cục
Viền môi bị sưng
Hình ảnh môi bị sưng
Ngủ dậy bị sưng môi dưới
Ngủ dậy bị sưng môi trên