Tin vivu

Da khô là loại da thiếu một lượng nước thích hợp trong lớp biểu bì của da. Da khô rất dễ gặp các vấn đề nứt nẻ, sần sùi và nhanh lão hóa nếu chăm sóc không tốt. Dưới đây là một vài cách chăm sóc da khô hiệu quả mà phái đẹp cần “bỏ túi” ngay nhé!

chia-se-kinh-nghiem-cach-chong-kho-da-hieu-qua-nhat

Contents

Da khô là gì?

Da khô là tình trạng da thiếu nước ở các tế bào biểu bì, gây ra cảm giác khô, đôi khi bị thô ráp ở một số vùng trên cơ thể. Bên cạnh đó, da khô còn có thể gây ra tình trạng bong tróc da ở một số vùng như da mặt, khuỷu tay, mắt cá chân…

Da khô thường thiếu hụt lipit, rất dễ bị tình trạng lão hoá sớm hơn các loại da cơ bản khác. Sự đàn hồi và độ ẩm của da mất đi, dần lộ ra dấu hiệu thời gian như các nếp nhăn trên khuôn mặt.

Phân loại da khô và các yếu tố gây khô da

Về biểu hiện lâm sàng, da mặt khô được chia thành 3 loại:

  • Da khô mụn: Mụn trứng cá xuất hiện nhiều ở cơ địa da dầu. Song đôi lúc xuất hiện trên da khô. Nguyên nhân có thể là do di truyền hoặc tuổi tác, do sản phẩm chăm sóc da không thích hợp hoặc thiếu hụt hàm lượng Ceramide.
  • Da khô ngứa: Ngoài tình trạng bong tróc, da khô còn cảm giác ngứa, kèm theo dấu hiệu sưng đỏ, sần sùi, xuất hiện đốm, mụn nước hoặc có vảy.
  • Da khô nứt nẻ: Da khô nứt nẻ có xu hướng xảy ra trong mùa hanh khô với các biểu hiện như khô ráp da, xuất hiện các đường kẻ hoặc vết nứt, nghiêm trọng hơn có thể chảy máu.

Da khô có thể xuất phát từ những yếu tố sau đây:

Yếu tố bên ngoài: Tia UV từ ánh nắng mặt trời, thời tiết lạnh, thói quen tắm hoặc rửa mặt bằng nước nóng thường xuyên, tác dụng phụ của một số thuốc (như thuốc lợi tiểu, thuốc kiểm soát huyết áp…).
Yếu tố bên trong: Quy trình lão hóa tự nhiên của làn da và cơ thể, rối loạn nội tiết tố, ăn uống thiếu chất…



Cách khắc phục và ngăn ngừa khô da

Tình trạng da khô khiến da căng, nhức khó chịu. Đồng thời, đây cũng là làn da có quá trình lão hóa diễn ra rất nhanh. Do vậy, bạn cần chăm sóc da khô một cách kỹ càng.

Dưỡng ẩm cho da khô bằng kem dưỡng ẩm

Da khô là tình trạng da không đủ độ ẩm. Do đó, cung cấp thêm độ ẩm cho da thông qua kem dưỡng là cách được nhiều người áp dụng. Trong kem dưỡng ẩm thường chứa một số chất ngậm nước như acid hyaluronic hoặc glycerin. Những chất này sẽ bổ sung thêm lượng nước trong các tế bào da, giúp da bớt căng, rát hơn.

Thời điểm tốt nhất để bôi kem dưỡng ẩm đó là sau khi tắm xong hoặc rửa mặt xong. Khi đó, da đã được làm sạch và vẫn còn ẩm, da có thể hấp thu được các chất tốt hơn.

Dưỡng da khô bằng dầu dừa

Dầu dừa chứa nhiều acid béo, có thể bổ sung được độ ẩm cho da. Do vậy, bạn có thể thay kem dưỡng ẩm bằng dầu dừa để dưỡng ẩm.

Trước khi đi ngủ, hãy bôi một lớp dầu dừa trên da. Lớp dầu trên bề mặt da sẽ chắn giúp da hạn chế được sự mất nước và các chất béo trong dầu dừa sẽ thẩm thấu vào da giúp da trở nên mịn màng hơn.

Sáng thức dậy bạn nên rửa lại da bằng nước ấm. Sau một thời gian kiên trì sử dụng dầu dừa chắc chắn da của bạn sẽ trở nên mịn màng và căng mọng hơn.

Bên cạnh sử dụng dầu dừa, bạn có thể sử dụng một số loại dầu khác. Các loại dầu này có thể là dầu hạnh nhân, dầu oliu,… đều có thể thay thế dầu dừa và có tác dụng tuyệt vời trong điều trị da khô.

tham khảo thêm

Bí quyết chống khô da vào mùa đông mà bạn cần biết

Cách làm đẹp bằng nha đam đơn giản và hiệu quả tại nhà

Những cách chăm sóc da bằng mật ong đơn giản tại nhà

Cách trị da khô bằng mặt nạ từ quả bơ

Quả bơ là loại quả có chứa nhiều các loại acid béo và omega giúp cho da trở nên mềm mịn, căng mọng, không bị khô. Do vậy, bạn có thể sử dụng quả bơ như một loại mặt nạ để điều trị da khô.

Có khá nhiều công thức trị da khô từ quả bơ:

  • Kết hợp bơ với dầu oliu để cấp ẩm cho da.
  • Trộn bơ chung với sữa chua để dưỡng trắng da và bổ sung chất ẩm cho da.
  • Bơ kết hợp cùng mật ong hoặc lòng trắng trứng để dưỡng ẩm, kháng khuẩn cho da hoặc chống lão hóa.

Khi bạn sử dụng mặt nạ bơ, bạn nên đắp mặt nạ khoảng 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Thêm vào đó, khi bạn bôi mặt nạ lên mặt, bạn nên massage nhẹ nhàng để da được thư giãn cũng như loại bỏ tế bào chết. Mỗi tuần bạn nên đắp mặt nạ từ hai đến ba lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Uống đủ nước để không bị khô da

Nước chiếm hơn 70% cơ thể con người và cũng là một phần quan trọng trong tế bào da. Do đó, bạn nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể để tránh khô da.

Bên cạnh đó, mùa đông hay những lúc chuyển mùa có thể làm cho độ ẩm trên da mất đi khá nhiều. Do vậy, bạn nên uống nhiều nước hơn vào những thời gian này để cung cấp nhiều nước cho cơ thể.



Bổ sung thực phẩm chứa Omega và Vitamin D

Omega và Vitamin sẽ làm tăng thêm lượng ẩm trên da, từ đó da bớt khô hơn. Do vậy, bạn nên bổ sung một số thực phẩm chứa omega như các loại cá, ví dụ như cá nục, cá hồi,.. và hạt chia cùng một số thực phẩm khác. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D gồm lòng đỏ trứng, tôm, hàu.

Bên cạnh đó, bạn nên tránh sử dụng các loại thực phẩm có hại cho cơ thể như rượu, bia. Thuốc lá cũng không tốt cho da, do vậy bạn cũng nên tránh sử dụng thuốc lá.

Dùng yến mạch dưỡng ẩm cho da khô

Yến mạch là một sản phẩm chứa nhiều protein cũng như các chất khác. Đặc biệt, trong yến mạch có chứa hợp chất polysaccharide, đây là hợp chất có thể dưỡng ẩm cho da. Do vậy, bạn có thể sử dụng yến mạch để cấp ẩm cho làn da.

Từ yến mạch, bạn có thể kết hợp với một số tinh chất khác để dưỡng ẩm cho da:

  • Bạn có thể sử dụng tinh dầu dừa kết hợp với bột yến mạch để làm nên một loại kem dưỡng ẩm dành cho da.
  • Yến mạch kết hợp với chuối là một loại mặt nạ cấp ẩm tốt cho da. Bạn nghiền nhỏ chuối rồi sau đó cho bột yến mạch và một ít sữa tươi vào.

Với các công thức dưỡng da khô trên, bạn đắp mặt nạ 20 phút rồi rửa lại bằng nước. Bạn nên chăm chỉ đắp mặt nạ từ hai đến 3 lần trong tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Không nên rửa mặt bằng nước nóng

Nước nóng làm phá vỡ kết cấu của các chất nhờn có trên da, từ đó làm da bị khô. Bên cạnh đó, nước nóng còn có thể làm các lỗ chân lông giãn nở, theo thời gian lỗ chân lông sẽ bị giãn và to hơn, gây mất thẩm mỹ. Do vậy việc tránh rửa mặt bằng nước nóng cũng là một trong những cách chăm sóc da khô.



Nguyên nhân gây khô da mặt

Da khô có thể do cơ địa của mỗi người nhưng cũng có trường hợp do các yếu tố bên ngoài tác động. Một số nguyên nhân gây tình trạng này có thể khiến bạn bất ngờ:

chia-se-kinh-nghiem-cach-chong-kho-da-hieu-qua-nhat

  • Thời tiết là một trong những tác nhân hàng đầu gây tình trạng khô da. Vào những ngày lạnh, hanh khô, độ ẩm da giảm đáng kể.
  • Trời nắng nóng cũng có thể là nguyên nhân làm da mất cân bằng ẩm, tia cực tím từ mặt trời làm da mất nước.
  • Tắm hoặc rửa mặt bằng nước nóng cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng da. Nước nóng rửa trôi hết những chất nhờn có trên da, làm da trở nên thô ráp.
  • Một số loại sữa rửa mặt hoặc chất tẩy rửa có chứa các chất hóa học mạnh. Những chất này có thể gây da bị tổn thương và da trở nên khô hơn.
  • Chế độ ăn uống của con người có thể ảnh hưởng đến da. Khi chế độ ăn thiếu những loại chất béo và omega có thể gây nên tình trạng da khô.
  • Cơ thể không có đủ nước cũng có thể gây nên khô da. Do vậy, bạn nên chú ý nạp đủ lượng nước cho cơ thể mình để hạn chế tình trạng khô da.
  • Tuổi càng cao, quá trình sản sinh tế bào collagen diễn ra càng chậm. Da không nhận đủ chất nhờn dẫn đến tình trạng khô, ráp, nhanh lão hóa.
  • Một số loại bệnh hoặc thuốc trị bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng khô da. Ví dụ, các loại thuốc huyết áp, thuốc lợi tiểu, quá trình xạ trị đều khiến cơ thể mất nước.
  • Cơ thể bị thay đổi nội tiết tố. Khi cơ thể thay đổi nội tiết tố, các hormon trong cơ thể cũng bị thay đổi. Sự thay đổi này khiến cho da bị khô.

Truy cập TIN VIVU để đọc nhiều bài viết hay hơn hoặc truy cập trực tiếp danh mục blog làm đẹp

Cách chữa khô da mặt
Cách trị da khô toàn thân tại nhà
Cách trị khô da mặt tại nhà
Cách trị khô da tay chân
Da mặt khô nên dùng gì
Cách dưỡng ẩm cho da mặt bị khô
Sản phẩm trị khô da mặt
Cách trị da khô bong tróc