Tin vivu

Giảm cân tuổi dậy thì cần được thực hiện đúng cách bởi nếu không việc này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

Tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển nhanh về thể chất, tâm lý và sinh lý. Do đó, việc giảm cân tuổi dậy thì không hề đơn giản bởi nếu vừa muốn giảm cân vừa muốn phát triển mọi mặt, đặc biệt là chiều cao thì việc giảm cân cần được thực hiện khoa học và tránh tự ý thực hiện các chế độ ăn kiêng. Hãy cùng xem ngay cách giảm cân ở tuổi dậy thì khoa học, và lành mạnh giúp con bạn phát triển toàn diện.

kinh-nghiem-giam-can-o-tuoi-day-hieu-qua-nhat

Contents

Nguyên nhân gây tăng cân ở tuổi dậy thì

Béo phì ở trẻ em đang trong độ tuổi dậy thì chính là một mối quan tâm hàng đầu mà cha mẹ cần chú ý. Việc cân bằng năng lượng, nội tiết tố và chế độ dinh dưỡng gây ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình tăng trưởng, phát triển. Những trẻ em béo phì thường có chiều cao nhiều hơn so với giới tính, tuổi tác, có xu hướng trưởng thành sớm hơn những trẻ em gầy ốm. Một số nguyên nhân khiến cho trẻ ở độ tuổi dậy thì dễ bị tăng cân bao gồm:



  • Tốc độ chuyển hóa năng lượng giảm khi trẻ vào độ tuổi dậy thì: Trẻ có khuynh hướng ít sử dụng năng lượng hơn, tăng thời gian nghỉ ngơi lên đáng kể so với lúc còn nhỏ. Vì sự vận động giảm xuống nên phần lớn năng lượng dư thừa sẽ bị chuyển hóa thành chất béo khiến trẻ dễ dàng bị béo phì.
  • Tăng lượng calo tiêu thụ hằng ngày lên mức cao hơn so với nhu cầu thực tế mà cơ thể cần. Nguyên nhân của vấn đề này là do hormone kích thích tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì tăng với nồng độ cao. Trẻ sẽ cảm thấy ăn ngon miệng hơn, tiêu thị nhiều tinh bột, bánh kẹo, nước ngọt.
  • Lối sống sinh hoạt không lành mạnh, tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn vặt. Bên cạnh đó, xã hội phát triển khiến trẻ giảm vận động thể chất, thích ngồi một chỗ chơi điện tử, sử dụng mạng internet cùng các thiết bị công nghệ, tăng thời gian nghỉ ngơi thụ động.

Tuổi dậy thì có cần thiết phải giảm cân không?

Những bạn trẻ tuổi dậy thì thường mơ ước có một thân hình lý tưởng giống một người mẫu, người nổi tiếng mà trẻ thần tượng. Điều này là lý do khiến bé chú trọng nhiều đến việc phải giảm cân. Đôi khi, bé thực hiện những biện pháp giảm cân không tốt cho sức khỏe. Vậy tuổi dậy thì có nên giảm cân không và việc giảm cân có cần thiết không?

Tuoi-day-thi-co-can-thiet-phai-giam-can-khong

Tuy nhiên, cân nặng thay đổi không phải là dấu hiệu bắt buộc trẻ phải giảm cân. Khi bước lên cân, chỉ số sẽ thể hiện cân nặng của mỡ, xương, cơ, những cơ quan nội tạng, những gì đã ăn hoặc uống trước khi cân. Đây là con số không nói chính xác cơ thể đã nhận và mất những gì.

Chưa hết, cơ thể ở tuổi dậy thì sẽ có nhiều thay đổi lớn, điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến chiều cao và cân nặng. Các hormone được giải phóng trong giai đoạn này sẽ khiến các bé gái bị tăng mỡ và các bé trai tăng cơ. Ở những bạn nữ, cơ thể sẽ tạo ra nhiều chất béo giúp bụng, đùi và ngực đầy đặn, phần hông rộng hơn, mông to hơn. Đây là những thay đổi bình thường nhưng có lúc sẽ khiến bé tự ti, tự cảm thấy mình béo lên và bị thừa cân nặng.



Chính vì thế, nếu con bạn có ý muốn giảm cân, bạn hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu xem bé có thật sự thừa cân hay không. Trong một vài trường hợp, đây chỉ là nỗi ám ảnh về cân nặng do tâm lý. Để chắc chắn hơn, các bậc phụ huynh cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về những lo lắng của mình và bé về cân nặng tăng trong độ tuổi dậy thì.

tham khảo thêm

Có nên tẩy nốt ruồi bằng gừng tại nhà không?

TOP cách chữa hôi nách bằng phèn chua tại nhà

Trị thâm nách bằng phấn rôm có thật sự hiệu quả

Cách giảm cân ở tuổi dậy thì an toàn và chuẩn khoa học

Cách giảm cân ở tuổi dậy thì chuẩn khoa học xoay quanh 3 mục tiêu: điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập thể dục thể thao và thay đổi thói quen sinh hoạt.

Cach-giam-can-o-tuoi-day-thi-an-toan-va-chuan-khoa-hoc

Cắt giảm thực phẩm và đồ uống có đường

Thực phẩm và đồ uống có đường bao gồm nước ngọt, nước tăng lực, trà sữa, bánh kẹo,…là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tăng cân mất kiểm soát, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe: bệnh tim mạch, tiểu đường, gan nhiễm mỡ,..và cả việc hình thành mụn. Vì vậy, cách giảm cân cho tuổi dậy thì là hãy nhanh chóng cắt giảm nhóm thực phẩm này, thay bằng những loại đồ uống lành mạnh hơn như nước ép, nước rau củ, trái cây sẽ tốt hơn rất nhiều.

Giảm cân cho tuổi dậy thì bằng cách uống nhiều nước

Nước giữ vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất trong cơ thể đồng thời giúp chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng. Uống đủ nước mỗi ngày, từ 1.5 – 2 lít nước là cách để kiểm soát cân nặng, hơn nữa cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên như đã nói ở trên, không nên uống nước ngọt và đồ uống có cồn mà chỉ nên uống nước lọc, nước hoa quả.



Tìm hiểu về các nhóm dinh dưỡng

Cơ thể con người cần nạp đủ 4 nhóm chất gồm:

Nhóm chất bột đường (carbohydrate)

Đây là nhóm dinh dưỡng quan trọng, nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho các hoạt động của cơ thể. Trong đó, carbohydrate đơn được cung cấp từ các loại sữa, đường, kẹo, nước ngọt,…Còn carbohydrate phức tạp có trong các loại thực phẩm tự nhiên như ngô, khoai, sắn, đậu, bánh mì nguyên cám,…

Nhóm chất đạm (protein)

Chất đạm hay protein giúp cơ thể xây dựng tế bào, tạo ra các hormone và kháng thể chống lại bệnh tật. Các thực phẩm giàu protein là thịt, cá, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa. Muốn giảm cân ở tuổi dậy thì cần phải kiểm soát lượng đạm dung nạp vào cơ thể.

Nhóm chất béo (lipid)

Chất béo cần thiết để hòa tan vitamin A, D, E, K và giúp tế bào não phát triển. Các loại bơ, đậu, mỡ động vật, các loại hạt là nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể. Tuy nhiên ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo dễ gây xơ vữa động mạch.

Nhóm vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất không cung cấp năng lượng như các nhóm chất khác nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng với sức khỏe. Về cơ bản, cơ thể con người cần đến hơn 20 loại vitamin và khoáng chất gồm vitamin A, vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6, B9, B12), vitamin C, vitamin D, vitamin K, canxi, sắt, kẽm, magie, photpho,…

Nắm rõ về các nhóm chất dinh dưỡng sẽ giúp bạn xây dựng chế độ ăn uống khoa học và cân bằng, kiểm soát cân nặng ở trong giai đoạn dậy thì.

Những sai lầm cần tránh khi giảm cân ở tuổi dậy thì

Trong quá trình giảm cân ở tuổi dậy thì, trẻ không nên cố gắng giảm nhiều và nhanh hoặc áp dụng các phương pháp giảm cân tiêu cực. Nguyên nhân là chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dưới đây là những sai lầm mà ba mẹ cần lưu ý:

Nhung-sai-lam-can-tranh-khi-giam-can-o-tuoi-day-thi

Nhịn ăn để giảm cân

Phương pháp giảm cân này thường được nghĩ đến nhiều nhất khi con người có ý định giảm cân. Ba mẹ cần giải thích cho bé hiểu rằng biện pháp này chẳng những không mang lại hiệu quả mà còn gây phản tác dụng.

Khi nhịn đói, bỏ bữa, cơ thể bạn sẽ cảm thấy đói quá mức, trẻ có thể ăn nhiều hơn. Nếu chưa đến thời gian ăn bữa chính, trẻ sẽ thèm ăn các món ăn vặt không tốt cho sức khỏe, hậu quả kéo theo là dễ bị tăng cân thay vì giảm cân. Bỏ bữa cũng là nguyên nhân khiến trẻ mệt mỏi, hay cáu gắt, uể oải, không có tinh thần học tập, kém tập trung, thiếu năng lượng.

Cắt giảm hoàn toàn các thực phẩm có chứa chất béo

Đa phần mọi người thường cắt giảm các thực phẩm giàu chất béo ra khỏi thực đơn ăn uống khi có ý định giảm cân. Tuy nhiên, đây là điều không nên làm đối với trẻ đang ở độ tuổi dậy thì. Cắt bỏ các thực phẩm giàu chất béo sẽ tác động tiêu cực đến quá trình phát triển và tăng trưởng của cơ thể. Nếu bé muốn giảm cân, ba mẹ hãy khuyến khích trẻ ăn nhiều thực phẩm có chứa nguồn chất béo tốt cho sức khỏe như dầu ô liu, các loại hạt, á béo và hạn chế ăn chất béo không lành mạnh như thức ăn nhanh, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ…



Luyện tập thể dục quá sức

Trẻ cần có chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý. Đừng vì muốn giảm cân nhanh mà ép cơ thể luyện tập quá sức nhé! Chúng sẽ ảnh hưởng nhiều đến tinh thần, thể chất, thậm chí còn khiến con bạn bị rối loạn ăn uống.

Trên đây là giải đáp thắc mắc tuổi dậy thì có nên giảm cân? Có thể thấy, ở bất cứ độ tuổi nào thừa cân béo phì cũng gây ra những tác động xấu đến cơ thể. Do vậy, khi bạn gặp tình trạng thừa cân thì hãy tích cực thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp với luyện tập thể thao. Lựa chọn luyện tập với máy chạy bộ, xe đạp tập là cách làm được nhiều bạn trẻ tuổi dậy thì áp dụng để kiểm soát cân nặng thành công.

Tuân thủ chế độ ăn kiêng hà khắc

Một vài chế độ ăn kiêng yêu cầu cần loại bỏ hoàn toàn một nhóm thực phẩm và điều này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của tuổi dậy thì. Việc áp dụng thực đơn ăn kiêng để giảm cân có thể khiến cơ thể bị thiếu chất, thiếu điều kiện để phát triển chiều cao tốt nhất.

Dùng thực phẩm ăn kiêng hoặc uống thuốc giảm cân

Các loại thuốc hoặc thực phẩm hỗ trợ giảm cân có thể mang đến kết quả nhanh nhưng đa phần chúng không được kiểm định về độ an toàn và chất lượng. Nguy hiểm hơn, một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Việc cho trẻ sử dụng những sản phẩm này cần hết sức thận trọng. Đa phần chúng đều có chứa chất béo không lành mạnh, chất làm ngọt nhân tạo cùng các thành phần khác không tốt cho sức khỏe.

Truy cập TIN VIVU để đọc nhiều bài viết hay hơn hoặc truy cập trực tiếp danh mục blog làm đẹp