Tin vivu

Tinh dầu tràm nổi tiếng là một dược chất có tác dụng kháng khuẩn. Ở Việt Nam, tinh dầu tràm thường được sử dụng phổ biến để đề phòng ho, cảm lạnh ở trẻ em và phụ nữ sau sinh. Hãy cùng theo dõi bài viết sau hiểu để rõ về công dụng, cách dùng cũng như những điểm cần lưu ý khi sử dụng loại tinh dầu tràm.

tac-dung-cua-tinh-dau-tram-va-nhung-dieu-can-biet

Contents

Tinh dầu tràm trà là gì?

Đây là một loại tinh dầu được chiết xuất từ lá và cành của cây trà có tên khoa học là Melaleuca Alternifolia, có nguồn gốc từ miền Bắc New South Wales, Úc. Loại tinh dầu này có chứa chất khử trùng kháng khuẩn tự nhiên, nên có đặc tính kháng khuẩn giúp chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng. Việc dùng tinh dầu này là một cách chữa trị khá phổ biến và đặc biệt hữu ích đối với các bệnh nhiễm trùng ở trẻ nhỏ.



Tinh dầu tràm trà thường bị nhầm lẫn với tinh dầu tràm, một loại tinh dầu được chưng cất từ cây tràm gió. Tuy đều thuộc chi tràm (Melaleuca) nhưng tinh dầu chưng cất từ tràm trà và tràm gió có khá nhiều điểm khác biệt:

  • Tinh dầu tràm trà (Tea Tree): loại tinh dầu nguyên chất được chiết xuất từ cành và lá cây tràm trà (Melaleuca alternifolia), thành phần chủ yếu gồm: Gamma-terpinene, terpinen-4-ol.
  • Tinh dầu tràm gió (Cajeput oil): chiết xuất từ cành và lá cây tràm gió (Melaleuca cajuputi), thành phần chính gồm: Cineol (Eucalytol), α–Terminal, limonene.

Công dụng của dầu tràm

Dầu tràm vốn là dược liệu truyền thống với nhiều tính năng trị liệu tuyệt vời đã được sử dụng từ rất lâu. Hãy cùng xem công dụng của dầu tràm nhé.

tac-dung-cua-tinh-dau-tram-va-nhung-dieu-can-biet

Dầu Tràm trị ho

Nhờ thành phần Cinoel có tính năng kháng khuẩn cao ở đường hô hấp giúp làm long đờm, tan nhớt hiệu quả mà dầu tràm được sử nhiều để xông mũi, xông họng và trị dứt các cơn ho. Nên có rất nhiều sản phẩm thuốc được chiết xuất từ dầu tràm dưới dạng xông, hít để đặc trị giảm ho.

Dầu Tràm có tác dụng kháng khuẩn

Một trong những tính năng ưu việt của dầu tràm là tính kháng khuẩn là do α-Terpineol, rất nhiều loại thuốc được điều chế từ tinh chất α-Terpineol có trong dầu tràm có tác dụng ức chế các loại virus cúm. Vì thế sử dụng dầu tràm là cách hiệu quả để phòng ngừa bệnh cúm.

Bạn có thể cho vài giọt dầu tràm trong chén nước nóng, hoặc xông tinh dầu tràm để giúp không khí trong phòng sạch hơn, chưa kể hương tràm thoang thoảng cũng tạo cảm giác dễ chịu.

Dầu Tràm có tác dụng giảm đau

Nhờ tác dụng giảm đau mà những ai gặp vấn đề về xương khớp, nhất là người lớn tuổi có thể dùng dầu tràm để xoa bóp thường xuyên.
Bạn cũng có thể cho vài giọt dầu tràm vào ly nước ấm để uống để giảm cơn đau bụng do co thắt dạ dày.

Hoặc đối với các bà mẹ đang cho con bú bị nhiễm lạnh khiến gân cơ co cứng, đau nhức, tê mỏi. Massage kết hợp tinh dầu tràm sẽ có tác dụng giãn cơ, giảm co cứng nên nhờ đó mà trị được các chứng đau nhức, tê mỏi ở các bà mẹ.



Dầu Tràm có tác dụng đuổi muỗi

Cách an toàn nhất để bảo vệ bé yêu của bạn khỏi bị muỗi cắn là thoa dầu tràm pha loãng lên da của bé hoặc cũng có thể cho bé tắm với nước có pha tinh dầu tràm.

Ngoài ra, để xử lý các vết tấy đỏ do muỗi hay côn trùng cắn trên da bé, bạn cũng có thể lấy dầu tràm thoa trực tiếp lên vết cắn, sẽ giảm sưng, đau và ngứa rất nhanh.

Dầu Tràm có tác dụng khử trùng, chống nấm

Nhờ công dụng này mà dầu tràm được dùng để chữa các bệnh phụ khoa gây ra bởi vi khuẩn, vi rút và các loại nấm. Đối với những người mắc các loại nấm hay vi khuẩn trên da có thể thoa tinh dầu tràm để vi khuẩn không lây sang vùng da khác và tắm với nước pha dầu tràm để bệnh mau khỏi.

Dầu Tràm có tác dụng trị mụn và giảm nhờn cho da hiệu quả

Tuy rằng là tinh dầu nhưng dầu tràm lại không gây nhờn cho da vì dầu thẩm thấu rất nhanh, có tác dụng se nhỏ lỗ chân lông, giảm cảm giác bóng nhờn trên da. Để trị mụn hiệu quả với dầu tràm, bạn nên dùng bông thoa dầu tràm lên vết mụn 2 lần một ngày, vào sáng khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.

Đặc biệt lưu ý đối với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng không nên để dầu tràm tiếp xúc trực tiếp lên da bé, có thể bôi lên khăn, quần áo, hoặc xoa qua tay người lớn trước rồi mới dùng tay xoa lên người bé.

tham khảo thêm

Bí quyết chống lão hóa da hiệu quả mà bạn nên biết

Booster là gì? cách dùng booster tốt nhất để cải thiện da

Điểm danh kem chống nắng dạng thỏi tiện lợi mà hiệu quả

Tác dụng chống đầy hơi, không tiêu của dầu Tràm

Để giúp bé khỏi bị đầy hơi do ăn không tiêu, chống táo bón bạn có thể massage bụng bé với một ít tinh dầu tràm sẽ làm bé thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều.

Dầu tràm trà có tác dụng giúp vết thương nhanh lành

Ngoài việc chữa lành những vết thương, dầu tràm trà còn giúp giúp thúc đẩy quá trình lành bệnh ở trẻ nhỏ, bảo vệ trẻ khỏi những nhiễm trùng có hại. Việc cho bé dùng loại tinh dầu này sau khi mắc phải các bệnh như: mụn nhọt, trái rạ (thủy đậu), phát ban và các bệnh nhiễm trùng khác có tác dụng giúp làm mờ sẹo.

Nhờ tính năng kích thích sự tuần hoàn máu, loại tinh dầu này giúp cải thiện lưu thông máu ở vùng bị thương, thúc đẩy việc chữa lành, làm tăng tốc độ phát triển của các tế bào và mô mới.



Dầu Tràm chống cảm lạnh, tránh gió

Đối với trẻ nhỏ (và cả người lớn), nên massage lòng bàn chân với một ít dầu tràm trước khi đi ngủ. Ngoài ra còn có thể dùng dầu tràm thoa trực tiếp lên người bé (lòng bàn chân, thái dương…) sau khi tắm hoặc trước khi ra ngoài trời lạnh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cho vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm của bé khi thời tiết chuyển lạnh. Bé tắm nước có tinh dầu tràm sẽ giữ được cơ thể ấm áp, chống cảm, chống ho đồng thời tránh bị muỗi đốt. Nên lưu ý là rửa mặt cho bé thì vẫn dùng nước sạch để không làm cay mắt bé.

Thực chất dầu tràm rất lành tính, nhiều công dụng lại không có tác dụng phụ nên rất an toàn với trẻ sơ sinh và mẹ trước, sau khi sinh. Nhưng nếu e ngại trẻ có làn da quá nhạy cảm, tốt nhất nên pha loãng tinh dầu tràm trong nước ấm rồi mới thoa, nếu kết hợp với massage càng tốt.

Đối với các mẹ sau sinh, xông hơi bằng tinh dầu tràm có tác dụng trừ gió, tăng cường vệ khí bảo vệ cơ thể. Dầu tràm còn giúp thư giãn toàn bộ cơ thể, khơi thông kinh mạch giúp bà mẹ trẻ cảm thấy thư thái, sảng khoái.

Công dụng bất ngờ của dầu tràm với người già, người bệnh xương khớp

Cong-dung-bat-ngo-cua-dau-tram-voi-nguoi-gia-nguoi-benh-xuong-khop

Ngoài tác dụng đối với trẻ nhỏ, dầu tràm có tác dụng gì với người già và người bệnh xương khớp?

Chống nhiễm lạnh: dầu tràm từ xa xưa đã được sử dụng để phòng ngừa cảm lạnh, “gió máy”. Trước khi đi ra ngoài, chúng ta chỉ cần bôi dầu tràm lên cổ, lưng, lòng bàn tay, lòng bàn chân… để tránh gió, phòng ngừa cảm lạnh. Đối với người già trước khi đi ngủ nên bôi dầu tràm lên lòng bàn chân sẽ ngủ ngon hơn, đồng thời phòng chống phong thấp, phòng chống cảm hàn.

Một vài giọt tinh dầu tràm pha vào nước tắm sẽ giúp kích thích hoạt động của da, kích thích máu lưu thông, tuyến mồ hôi hoạt động hiệu quả, tắm xong sẽ cảm thấy da không bị khô, cơ thể nhẹ nhàng, thoải mái hơn.

Hiệu quả bất ngờ với người đau nhức xương khớp: người cao tuổi thường bị lão hóa xương, loãng xương, đau nhức xương khớp. Nhất là trong những thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết thì việc đau nhức xương là điều khó tránh khỏi. Với công dụng kích thích lưu thông máu và giảm đau hiệu quả, dầu tràm sẽ là giải pháp hiệu quả đối với người cao tuổi giúp điều trị nhức mỏi xương khớp.



Có thể phát huy công dụng của dầu tràm với hệ xương khớp bằng cách:

  • Xoa dầu tràm lên vùng khớp bị đau vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Xoa tinh dầu tràm lên lòng bàn tay và massage tay chân, massage vùng khớp bị đau hoặc massage toàn thân sẽ giúp giảm đau hiệu quả và ngủ ngon hơn.
  • Người cao tuổi từ 50 tuổi trở lên nên có lọ tinh dầu tràm trong nhà nhằm ngăn ngừa các bệnh về khớp.

Tác dụng của dầu tràm trong việc giảm đau: khả năng giảm đau của dầu tràm giúp cho người cao tuổi, người mắc các bệnh xương khớp cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn khi thay đổi thời tiết hoặc những thời điểm giao mùa.

Công dụng của tinh dầu tràm đối với phụ nữ mang thai và sau sinh

Phụ nữ mang thai và sau sinh cơ thể vô cùng nhạy cảm, các bà mẹ rất cần được chăm sóc chu đáo ở giai đoạn này, ngoài bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu từ khẩu phần ăn, cần quan tâm hơn đến nhu cầu tinh thần, bởi tâm lý khi mang thai và sau sinh thường bất ổn, dễ stress và trầm cảm.

Cong-dung-cua-tinh-dau-tram-doi-voi-phu-nu-mang-thai-va-sau-sinh

Thư giãn tinh thần

Bạn cần hiểu rằng, không phải tinh dầu thiên nhiên nào cũng tốt cho phụ nữ có thai, nếu sử dụng không đúng sẽ gây ra các cơn đau co thắt, tăng huyết áp, ức chế thuốc,… Vậy nên hãy tìm hiểu thật kỹ để mang lại hiệu quả tốt nhất. Gợi ý tinh dầu tràm cho mẹ trong thời gian mang thai và sau sinh đem lại hiệu quả tuyệt vời. Trong quá trình chuyển dạ, tình dầu tràm sẽ giúp các mẹ cảm thấy thư giãn, và tập trung hơn. Với đặc tính kháng khuẩn, tinh dầu tràm còn giúp bảo vệ mẹ tốt hơn, ngăn ngừa một số loại bệnh về da hay đường hô hấp.

Giảm đau nhức xương cốt, phù nề

Phụ nữ mang thai thường hay mắc phải những triệu chứng như đau nhức xương, cơ, khớp và phù nề. Đây là những cơ chế bình thường do sự hình thành và lớn lên của thai nhi, cơ thể mẹ cung cấp canxi và chất dinh dưỡng, cũng như cần dự trữ nước trong cơ thể vì thế sẽ gây ra những vấn đề như vậy. Chúng ta có thể sẽ cần phải bổ sung thêm lượng canxi, chất dinh dưỡng với cơ chế ăn uống phù hợp theo yêu cầu của các bác sĩ chuyên khoa.



Nhưng cùng với đó thì tinh dầu tràm cũng sẽ mang lại tác dụng hỗ trợ làm giảm đi những vấn đề trên bằng cơ chế riêng của nó. Thành phần trong tràm sẽ giúp làm ấm khu vực xương khớp, cơ bắp bị đau, đồng thời tăng cường cơ chế hoạt động của mạch máu, giúp chúng lưu thông được tốt hơn, tăng cường việc trao đổi chất … từ đó sẽ làm giảm đi cảm giác đau đớn, nhức mỏi, phù nề hiệu quả. Đây là một trong những tác dụng của dầu tràm với phụ nữ mang thai, sau sinh mà người thân (người chồng, em ) nên hỗ trợ và giúp đỡ.

Tránh gió, giữ ấm cơ thể

Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh có thể trạng cơ thể rất dễ bị tổn thương bởi những tác động bên ngoài như nhiệt độ, không khí, thời tiết … chính vì thế mà trong giai đoạn này các mẹ cần phải có những cơ chế bảo vệ, cũng như phòng tránh những điều có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể cũng như thai nhi

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng tinh dầu thiên nhiên cho bé

Như vậy là bạn đã biết những công dụng của tinh dầu tràm trà. Mặc dù những công dụng dầu tràm trà cho bé là không thể phủ nhận, nhưng bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Vì là một loại tinh dầu có tính kháng khuẩn mạnh, bạn không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi sử dụng. Hãy kiểm tra xem bé có kích ứng với loại tinh dầu này hay không bằng cách pha loãng dầu rồi thoa thử lên một vùng da nhỏ của bé.
  • Thực tế, việc cho bé dùng loại tinh dầu này thường ít khi gặp tác dụng phụ nhưng đôi khi có thể khiến hormone trong cơ thể bé thay đổi. Nghiêm trọng hơn, nó có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Để đảm bảo an toàn cho bé, bạn chỉ nên bôi ngoài da bằng dầu đã pha loãng và tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé sử dụng nhé.

Truy cập TIN VIVU để đọc nhiều bài viết hay hơn hoặc truy cập trực tiếp danh mục blog làm đẹp

Tác dụng của dầu tràm với trẻ sơ sinh
Cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh
Cách dùng dầu tràm cho người lớn
Tác hại của dầu tràm
Tác dụng của dầu tràm với da mặt
Cách sử dụng tinh dầu tràm
Dầu tràm
Xông tinh dầu tràm có tác dụng gì