Tin vivu

Trị chóng mặt choáng váng cấp tôc khi đứng dậy. Thường xuyên chóng mặt, choáng váng khi đứng lên là dấu hiệu đáng lo ngại về sức khỏe, cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nhanh chống hiện nay

tri-chong-mat-choang-vang-cap-toc-khi-dung-day

Có rất nhiều người thường xuyên gặp phải triệu chứng chóng mặt, choáng váng, đôi khi kèm theo mờ mắt, buồn nôn, ngất xỉu trong vòng vài giây tới vài phút, nhất là những lúc thay đổi tư thế, sau khi nằm hoặc ngồi trong một thời gian dài. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì, cách điều trị ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.


Contents

Nguyên nhân nào gây ra chóng mặt?

Chóng mặt có thể chia ra 2 nhóm người bệnh:

  • Nhóm 1: Chỉ bị thoáng qua vài giây rồi mất, nhiều tháng sau mới xuất hiện lại – nhóm này dễ chủ quan, bỏ qua không điều trị.
  • Nhóm 2: Tần suất cơn chóng mặt xuất hiện thường xuyên, thậm chí nhiều cơn trong một ngày ngoài cơn cấp tính, người bệnh không ngồi dậy được. Bác sĩ thường chỉ tiếp cận được với nhóm bệnh nhân thứ 2.

tri-chong-mat-choang-vang-cap-toc-khi-dung-day

Có thể hiểu nôm na là con người có thể giữ thăng bằng và định hướng trong không gian, thực hiện những động tác đơn giản như đi, chạy, nhảy… tới phức tạp như các vận động viên thể dục dụng cụ mà không bị ngã… là nhờ cơ quan tiền đình nằm trong tai. Đó là một hệ thống cảm giác cung cấp những thông tin về chuyển động, tư thế của đầu, và định hướng trong không gian cho não bộ. Nó liên quan đến các chức năng vận động, cho phép cơ thể giữ thăng bẳng, ổn định tư thế của đầu và cơ thể khi chuyển động, hay duy trì một tư thế cụ thể nào đó.

Hệ tiền đình có thể phát hiện ra tất cả các cử động của đầu, khi đầu chuyển động, nội dịch cũng chuyển động theo và gây ra các kích thích lên các tế bào lông. Các tế bào này khi được kích thích sẽ tạo ra xung động thần kinh dẫn về não giúp ta cảm nhận được sự thay đổi tư thế của đầu.


Đang nằm ngồi dậy bị choáng, hoa mắt nguyên nhân do đâu?

Thiếu máu não, rối loạn tuần hoàn máu não khiến cho cơ thể bạn không thể thích nghi kịp với việc bạn đột ngột thay đổi tư thế từ nằm sang tư thế đứng và bạn sẽ bị choáng, xây xẩm mặt mày.

dang-nam-ngoi-day-bi-choang-hoa-mat-nguyen-nhan-do-dau

 

Dưới đây là nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này:

Mắc chứng ngưng thở khi ngủ

Chứng ngưng thở trong khi ngủ là một chứng bệnh khá nguy hiểm. Thường gặp ở những người béo phì, cổ ngắn.

Việc ngừng thở trong một thời gian ngắn sẽ không cung cấp đủ oxy cho não bộ. Dẫn đến tình trạng chóng mặt vào buổi sáng.


Không tắt đèn khi ngủ

Để đèn sáng khi bạn đi ngủ là nguyên nhân cơ thể không thể sản sinh ra Hormone Melatonin gây khó ngủ, làm giấc ngủ của bạn không được sâu giấc. Đồng thời nó sẽ làm bạn bị hoa mắt chóng mặt khi đứng dậy vào buổi sáng.

Độ cao gối chưa phù hợp

Gối quá cao làm cột sống cổ của bạn “mệt mỏi”, gối quá thấp hoặc không sử dụng gối sẽ khiến cho máu dồn xuống não quá nhiều từ đó gây hoa mắt, chóng mặt vào buổi sáng.

Dùng thiết bị điện tử thời gian kéo dài

Ánh sáng xanh và các bức xạ điện từ từ các thiết bị điện tử như máy vi tính, điện thoại, máy tính bảng sẽ ảnh hưởng đến bộ não, thị lực và thần kinh của bạn.

Đặc biệt ảnh hưởng đến việc sản sinh ra hormone melatonin có tác dụng điều khiển giấc ngủ. Khó ngủ, thiếu ngủ sẽ làm bạn choáng váng khi thức dậy vào buổi sáng hôm sau.


Ngồi dậy bị hoa mắt là bệnh gì?

Nếu tình trạng ngồi dậy bị hoa mắt diễn ra thường xuyên, trên vài phút hoặc làm cho bạn ngất xỉu, đồng thời bạn có thêm những dấu hiệu đáng nghi khác đi kèm. Rất có thể bạn đang mang trong mình một số căn bệnh nguy hiểm dưới đây.

ngoi-day-bi-hoa-mat-la-benh-gi

Bệnh tim

Ngồi dậy bị hoa mắt chóng mặt hoặc mất thăng bằng đi kèm theo những dấu hiệu như tức ngực khó thở, tim đập nhanh, nhanh mệt và kiệt sức, buồn nôn hoặc nôn… Bạn nên đi khám vì rất có thể bạn đang mắc bệnh tim mạch.

Hạ đường huyết

Khi nồng độ đường trong máu dưới 3,9mmol/l sẽ gây ra tình trạng thiếu glucose trong máu và gây ra một vài rối loạn cho cơ thể. Hoa mắt chóng mặt khi đứng dậy, ngồi dậy là dấu hiệu nhận biết đầu tiên.

Ngoài ra hạ đường huyết còn đi kèm theo những biểu hiện như run tay, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, đau đầu…

Rối loạn tuần hoàn não

Rối loạn tuần hoàn não là tình trạng thiếu máu lên não. Đây cũng là một trong những nguyên nhân được nghĩ đến đầu tiên khi bạn có hiện tượng hoa mắt, choáng váng khi ngồi dậy hoặc đứng lên.

Tai biến mạch máu não

Hoa mắt chóng mặt, mất thăng bằng, đầu óc quay cuồng. Đặc biệt khi đứng dậy là biểu hiện của việc cơ thể thiếu máu não và cũng là dấu hiệu báo hiệu tai biến rất phổ biến.

Nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu như dáng đi bất thường, nói lắp, khó nói, mặt méo, một bên tay chân khó hoặc không cử động được cần nhanh chóng cấp cứu đến bệnh viện.

U não

U não là một căn bệnh có nguy cơ tử vong rất cao, bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng. Ngồi dậy bị hoa mắt là một triệu chứng rất nhỏ. Nhưng nếu chúng đi kèm theo những cơn đau đầu dữ dội và liên tục, có vấn đề về thăng bằng hay thay đổi thị lực đột ngột, bạn cần nên đi khám ngay.

Bạn có quan tâm blog khỏe đẹp

Ăn món gì giúp da mịn màng trắng đẹp tự nhiên

Chế biến nước detox giảm cân hiệu quả ngay tại nhà

Hơi thở có mùi hôi khẳng định sức khỏe đang gặp vấn đề

Hạn chế ăn các loại thực phẩm gây nên mụn trứng cá

Cách chữa sưng mắt húp mắt cấp tốc tại nhà

Tiền đình ốc tai

Tiền đình có nhiệm vụ điều chỉnh khả năng thăng bằng trong cơ thể. Khi ngồi dậy bị hoa mắt, choáng váng, đứng không vững bạn cũng có thể nghĩ đến các bệnh liên quan đến tiền đình ốc tai như rối loạn tiền đình hay viêm dây thần kinh tiền đình.

Bệnh ở hệ thần kinh

Có rất nhiều những bệnh khác nhau liên quan đến hệ thần kinh. Có thể là hệ thần kinh ngoại biên hoặc hệ thần kinh trung ương.

Mỗi căn bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau nhưng có một số triệu chứng chung thường gặp nhất là ngồi dậy bị hoa mắt, chóng váng, đau đầu đột ngột hoặc dai dẳng, run và co giật, nói lắp, trí nhớ giảm….

Tất cả những thông tin trên đây đều mang ý nghĩa tham khảo để bạn có thể tự bảo vệ và theo dõi sức khỏe của mình tại nhà.

Khi có dấu hiệu bất thường, bạn nên đi khám chuyên khoa, không tự ý chẩn đoán bệnh. Đồng thời cũng không tùy tiện sử dụng thuốc chữa hoa mắt chóng mặt mà không có chỉ định từ bác sĩ. Điều này rất nguy hiểm.

Nên ăn gì để giảm chóng mặt?

nen-an-gi-de-giam-chong-mat

Bổ sung thêm thực phẩm chứa Vitamin B6

Vitamin B6 là dưỡng chất rất cần thiết để cơ thể tổng hợp protein và chuyển hóa tế bào máu đỏ. Bên cạnh đó, nó còn kích thích hệ thần kinh và hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, cải thiện chứng chóng mặt và buồn nôn. Đặc biệt là chóng mặt do tác dụng phụ khi dùng thuốc uống trị bệnh.

Hãy ăn các loại thực phẩm như ngũ cốc, thịt gà, thịt heo, cá hồi, cá ngừ, bơ đậu phộng, các loại đậu, chuối, quả óc chó, cải bó xôi và quả bơ.

Dùng thực phẩm giàu vitamin C

Các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Y khoa Hiroshima (Nhật Bản) cho biết tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu vitamin C có thể điều trị bệnh Meniere (có liên quan đến chứng chóng mặt) rất hiệu quả. Một số thực phẩm dồi dào vitamin C như trái cây họ cam quýt, sơri, dâu tây, ớt chuông, cà chua, bông cải xanh, khoai lang, củ cải trắng, xoài, đu đủ, dứa, bắp cải, kiwi và rau lá màu xanh đậm.

Tập thể dục thường xuyên

Vận động thường xuyên sẽ giúp dòng máu được tuần hoàn trong cơ thể liên tục. Điều đó rất có ích vì máu sẽ nhanh chóng đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể, đem các chất cần thiết đến chữa lành các vết thương, viêm nhiễm…

Gừng

Các nhà khoa học thuộc trường đại học Y tế trung tâm Maryland (Mỹ) cho biết gừng ngoài làm gia vị còn là vị thuốc để chữa viêm khớp, đau bụng, bệnh tim và chóng mặt rất hữu hiệu. Không chỉ vậy, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh lý học (Mỹ) vào tháng 3-2003 cho biết các nhà khoa học thuộc Trường đại học Quốc gia Yang-Ming (Đài Loan) đã chứng minh rằng gừng còn có thể khắc phục tình trạng chóng mặt và say tàu xe.

Những lưu ý cần biết để đối phó với chứng chóng mặt

Chóng mặt có thể gây rất nhiều phiền toái trong làm việc, sinh hoạt hàng ngày, làm tăng nguy cơ ngã, và đặc biệt nguy hiểm khi bạn tham gia giao thông hoặc làm việc trên cao. Để hạn chế tối đa tác hại cũng như nguy hiểm do chóng mặt gây ra, trước hết bạn cần ý thức việc có thể mất thăng bằng, ngã và chấn thương…nếu đột ngột xuất hiện cơn chóng mặt.

nhung-luu-y-can-biet-de-doi-pho-voi-chung-chong-mat

Khi có cảm giác bị chóng mặt cần:

  • Ngồi xuống ngay.
  • Bật sáng đèn (nếu thức dậy giữa đêm để tránh vấp ngã), không dò dẫm trong bóng tối.
  • Chống gậy để giữ thăng bằng nếu bạn có nguy cơ ngã.
  • Không cố tiếp tục tham gia giao thông, hoặc làm việc trên cao khi cảm thấy chóng mặt. Hãy dừng lại bên lề đường cho qua cơn chóng mặt, hoặc gọi người trợ giúp.
  • Không đột ngột thay đổi tư thế, đặc biệt là tư thế của đầu.
  • Đến bác sĩ ngay và phối hợp chặt chẽ để bác sĩ xử trí các triệu chứng hiệu quả.

Những người làm việc ở độ cao, với những loại máy móc… khi biết mình có các bệnh lý gây ra các cơn chóng mặt cần từ chối làm các loại công việc này vì rất nguy hiểm cho tính mạng.

Những người hay phải lái xe hay có cơn chóng mặt thì không nên dùng phương tiện giao thông tự lái. Khi có dấu hiệu chóng mặt xuất hiện cần lái xe ngay vào lề đường và ngồi bệt xuống đất (để tránh bị ngã mà nguy hiểm).

Nhiều người mắc chứng chóng mặt vẫn có thể kiểm soát tốt triệu chứng và tiếp tục làm việc. Nhưng khi biết mình hay chóng mặt thì tùy nhu cầu mà có thể cần có người bên cạnh hỗ trợ giúp đỡ lúc cần thiết, hoặc điều chỉnh vị trí làm việc phù hợp. Hạn chế những công việc phải di chuyển đầu, công việc ở độ cao hoặc xung quanh máy móc di chuyển, lái xe hoặc vận hành máy móc di chuyển…

Nhầm giúp các doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng tiềm năng trên google chúng tôi đã xuất bản các bài viết dịch vụ đang nằm trong top 10 google tìm kiếm. Nếu bạn đang cần quảng bá thương hiệu dịch vụ sản phẩm của mình trên website TIN VIVU hãy liên hệ với chúng tôi để THUÊ BÀI VIẾT NÀY hoặc tham khảo thêm dịch vụ seo google mà chúng tôi mong muốn mang đến cho các bạn

dich-vu-seo-tai-da-nang